Đăng ký nhận bản tin ngay hôm nay để nhận tin tức mới nhất về quản lý chi phí hiệu quả cho dữ liệu chiến thuật.

Hãy giữ liên lạc

Shopping cart

No products in the cart.

Return To Shop
  • Home
  • Nhi
  • Trẻ Bị Sởi Kiêng Gì? Các Lưu Ý Khi Chăm Sóc Giúp Bé Nhanh Hồi Phục 

Trẻ Bị Sởi Kiêng Gì? Các Lưu Ý Khi Chăm Sóc Giúp Bé Nhanh Hồi Phục 

  • Home
  • Nhi
  • Trẻ Bị Sởi Kiêng Gì? Các Lưu Ý Khi Chăm Sóc Giúp Bé Nhanh Hồi Phục 
trẻ bị sởi kiêng gì



BS.CKI. Vương Thị Yến





THAM VẤN BỞI BÁC SĨ

BS. Vương Thị Yến


Bác sĩ Chuyên Khoa Nhi



Chăm sóc đúng cách và kiêng cữ hợp lý sẽ giúp trẻ bị sởi nhanh hồi phục, đồng thời hạn chế các biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi hay viêm não. Vậy trẻ bị sởi kiêng gì để bệnh mau khỏi? Cần chú ý những điều gì trong sinh hoạt hàng ngày? Hãy cùng tìm hiểu để chăm sóc bé đúng cách nhất!

Trẻ bị sởi có nguy hiểm không?

Có. Sởi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus sởi – thuộc họ Paramyxoviridae – gây ra. Bệnh có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ dưới 5 tuổi là nhóm có nguy cơ cao nhất.

Thống kê cho thấy, trung bình cứ 3 trẻ dưới 5 tuổi mắc sởi thì có 1 trẻ cần nhập viện để theo dõi và hỗ trợ y tế tích cực. Sởi thường bùng phát vào mùa Đông – Xuân và có thể trở thành dịch theo chu kỳ 3 – 5 năm.

Bệnh sởi gây nguy hiểm ở trẻ
Bệnh sởi xuất hiện ở mọi lứa tuổi – đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi

Những trẻ có hệ miễn dịch yếu, chưa được tiêm vaccine ngừa sởi, suy dinh dưỡng hoặc thiếu vitamin A thường có nguy cơ mắc bệnh nặng hơn. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh sởi có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não, viêm não… và thậm chí đe dọa tính mạng của trẻ.

Trẻ bị sởi kiêng gì?

Trẻ bị lên sởi cần kiêng những gì? Đây là câu hỏi được nhiều cha mẹ quan tâm trong quá trình chăm sóc con tại nhà. Hiện nay, bệnh sởi vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Việc điều trị chủ yếu là giảm nhẹ triệu chứng và hỗ trợ hồi phục.

Với những trường hợp không có biến chứng, trẻ thường được bác sĩ kê đơn và hướng dẫn chăm sóc tại nhà. Do đó, việc kiêng cữ đúng cách đóng vai trò rất quan trọng giúp bệnh nhanh khỏi, hạn chế biến chứng. Dưới đây là những thông tin về bệnh sởi nên kiêng gì mà cha mẹ cần nắm.

Trẻ bị sởi kiêng gì trong ăn uống

Dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình phục hồi của trẻ mắc sởi. Bổ sung đúng và đủ dưỡng chất sẽ giúp cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng và rút ngắn thời gian hồi phục cho trẻ.

Ngược lại, nếu không chú ý đến chế độ ăn uống, bệnh có thể kéo dài, trầm trọng hơn và dễ xuất hiện biến chứng. Vậy trẻ bị sởi kiêng ăn gì để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe? Dưới đây là những nhóm thực phẩm mà cha mẹ nên tránh cho trẻ bị sởi:

  • Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ: Hệ tiêu hóa của trẻ bị sởi thường yếu hơn bình thường. Việc ăn quá nhiều thực phẩm chiên xào, dầu mỡ dễ gây đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn và làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa.
  • Đồ ăn chế biến sẵn, đóng hộp: Các loại thức ăn nhanh, đóng hộp thường chứa chất bảo quản, phụ gia và lượng muối cao, không chỉ thiếu dinh dưỡng mà còn tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa, ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch đang suy yếu của trẻ.
  • Nước ngọt, nước có ga và đồ uống chứa cồn:Những loại nước này chứa lượng đường cao, dễ gây viêm, làm giảm cảm giác thèm ăn, ít uống nước và có thể gây đau họng, đầy hơi. Thêm vào đó, một số đồ uống có chứa cồn có thể làm trẻ mất nước, ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể và gây tương tác với thuốc.
  • Thực phẩm từng gây dị ứng cho bé: Khi trẻ bị sởi, việc cho trẻ ăn những thực phẩm đã gây dị ứng trước đây có thể làm tăng nguy cơ phản ứng dị ứng nghiêm trọng, khiến tình trạng sởi trở nên nặng hơn và làm hệ miễn dịch chịu áp lực. Các triệu chứng dị ứng như khó thở, phát ban có thể giống với các triệu chứng của sởi, điều này có thể gây khó khăn trong việc theo dõi sự tiến triển và chẩn đoán bệnh chính xác.
  • Tuyệt đối không sử dụng Corticoid khi không có chỉ định bác sĩ: Corticoid có thể ức chế miễn dịch tự nhiên khiến trẻ dễ bị bội nhiễm và tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm khi mắc sởi.
  • Không dùng Aspirin cho trẻ dưới 3 tuổi: Nếu trẻ sốt cao, cha mẹ chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn bác sĩ hoặc các phương pháp hạ sốt vật lý. Không nên dùng Aspirin cho trẻ dưới 3 tuổi vì nguy cơ mắc hội chứng Reye – gây tổn thương não và gan, thậm chí đe dọa tính mạng.

Hiểu đúng về trẻ bị sởi kiêng gì trong ăn uống sẽ giúp cha mẹ chăm sóc con đúng cách và hỗ trợ quá trình hồi phục nhanh hơn.

Trẻ bị sởi cần kiêng những gì​?
Nên kiêng ăn, uống các thực phẩm không lành mạnh như khoai tây chiên, hamburger

Trẻ bị sởi kiêng gì trong sinh hoạt

Bên cạnh việc đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, cha mẹ cũng cần đặc biệt chú ý đến vệ sinh và thói quen sinh hoạt của trẻ khi mắc sởi. Nhiều cha mẹ truyền tai nhau rằng “trẻ bị sởi nên kiêng gió, kiêng nước” để tránh làm bệnh nặng hơn. Liệu quan niệm này có thật sự đúng hay chỉ là hiểu lầm?

Đầu tiên, Trẻ bị sởi có tắm được không? Trẻ bị sởi hoàn toàn có thể tắm rửa bình thường. Việc giữ vệ sinh cơ thể mỗi ngày giúp giảm triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn da.

Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý: chỉ nên tắm nhanh 5–10 phút bằng nước ấm, trong phòng kín gió, không tắm muộn vào buổi tối. Sau tắm, cần nhanh chóng lau khô người và giữ ấm cho trẻ để phòng nhiễm lạnh.

Trẻ sơ sinh bị sởi kiêng gì?
Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ giúp trẻ ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn da

Vậy bị sởi có kiêng gió quạt không? Đây là thắc mắc phổ biến của nhiều phụ huynh. Khi thời tiết oi bức hoặc trẻ sốt, cơ thể sẽ đổ nhiều mồ hôi, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh. Vì vậy, trẻ nên nghỉ ngơi ở những nơi thoáng mát, có nhiệt độ phù hợp để giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu.

Ba mẹ có thể bật quạt trong phòng ngủ để không khí được lưu thông, giúp trẻ thoải mái hơn. Tuy nhiên, cần tránh hướng quạt thẳng vào người trẻ, vì điều này có thể khiến trẻ bị nhiễm lạnh, làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Thời gian kiêng cữ của trẻ bị sởi

Ngoài vấn đề trẻ bị sởi kiêng gì, cha mẹ cũng thắc mắc trẻ cần kiêng trong bao lâu. Khi trẻ có tiếp xúc với người mắc sởi, cha mẹ cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, sinh hoạt điều độ để tăng sức đề kháng. Việc chăm sóc nên được duy trì đến khi trẻ hồi phục hoàn toàn, thường là vài tuần sau khi hết triệu chứng.

Trẻ bị sởi nên ăn gì để nhanh hồi phục

Bệnh sởi ở trẻ phát triển theo 4 giai đoạn: ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và lui bệnh. Trong giai đoạn ủ bệnh, trẻ thường chưa có biểu hiện rõ ràng, khiến việc nhận biết bệnh trở nên khó khăn. Lúc chuyển sang khởi phát, trẻ có các triệu chứng điển hình như sốt, mắt đỏ, viêm kết mạc, viêm long đường hô hấp trên và xuất hiện các hạt Koplik trong má.

Khi bệnh toàn phát, trẻ thường sốt cao và bắt đầu nổi ban từ mặt, xuống cổ rồi lan khắp cơ thể. Ban sởi có màu hồng hoặc đỏ, dạng dát sẩn và gây ngứa khó chịu. Bệnh lui dần, trẻ bắt đầu hạ sốt, các nốt ban mờ dần theo thứ tự xuất hiện, để lại vết thâm trên da.

Mỗi giai đoạn, trẻ cần có chế độ ăn khác nhau để tăng đề kháng, phục hồi nhanh và hạn chế biến chứng.

Chế độ ăn khi khởi phát sởi

Khi trẻ bị sởi, cha mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và đảm bảo đầy đủ dưỡng chất để tăng cường sức khỏe. Cần chú trọng đến sự cân bằng dinh dưỡng với đủ 4 nhóm: chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin, khoáng chất.

Trẻ cần chú trọng dinh dưỡng
Ưu tiên cho bé ăn món mềm, dễ tiêu, đủ 4 nhóm chất

Đồng thời, tăng cường rau xanh, thực phẩm giàu vitamin A và khuyến khích trẻ uống nhiều nước. Bệnh sởi có thể khiến trẻ biếng ăn, do đó, hãy chia nhỏ bữa ăn để trẻ nhận đủ chất.

Chế độ ăn khi toàn phát

Trong quá trình phát bệnh, cha mẹ cần duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ và tuân thủ việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, bổ sung vitamin A đúng liều theo độ tuổi để phòng ngừa biến chứng và bảo vệ thị giác cho trẻ bị sởi:

Ngoài vitamin A, trẻ cũng cần bổ sung thêm vitamin C, kẽm và các vi – khoáng chất khác để tăng cường sức đề kháng, giúp các tổn thương lành nhanh chóng và ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus khác.

Trẻ bị sởi cần dinh dưỡng
Cần lưu ý duy trì dinh dưỡng và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Khi chăm sóc trẻ bị sởi, ba mẹ cần đặc biệt chú ý theo dõi các triệu chứng và biểu hiện của trẻ. Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay, bao gồm:

  • Các dấu hiệu của bệnh sởi như phát ban, ho, sổ mũi không giảm mà trở nên nặng nề hơn.
  • Trẻ mệt, nằm li bì, tinh thần dễ bị kích động.
  • Trẻ bú ít, biếng ăn, không hợp tác khi cha mẹ cho uống nước.
  • Trẻ sốt cao không giảm dù cha mẹ đã hạ sốt vật lý hoặc cho trẻ uống thuốc theo chỉ định.
  • Trẻ thở nhanh, gặp khó khăn khi thở.
  • Các nốt ban đã biến mất nhưng trẻ vẫn còn sốt.

Chế độ ăn khi lui bệnh

Khi bệnh sởi đã lui, trẻ cần thời gian để hồi phục và trở lại sinh hoạt bình thường. Trong giai đoạn này, phụ huynh nên tiếp tục duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Đồng thời lưu ý bệnh sởi nên kiêng ăn gì để tránh các thực phẩm gây hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Bên cạnh đó, việc đưa trẻ tái khám định kỳ sau khi khỏi bệnh cũng rất cần thiết để bác sĩ theo dõi và đánh giá tổng quát tình trạng sức khỏe.

Cha mẹ cần lưu ý gì khi chăm sóc trẻ bị sởi ở nhà

Sởi là bệnh truyền nhiễm rất dễ bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát tốt. Virus sởi có thể lây qua hô hấp, không khí hoặc bề mặt chứa mầm bệnh.

Để bảo vệ bé và cả gia đình, cha mẹ cần:

  • Cách ly trẻ bị sởi khỏi người khác.
  • Hạn chế đưa trẻ ra ngoài, đặc biệt đến nơi đông người (trường học, nhà trẻ, công viên…)
  • Cha mẹ đeo khẩu trang và rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ.
  • Dạy trẻ đeo khẩu trang khi ra ngoài để ngăn ngừa lây lan.
  • Trẻ cần được nghỉ ngơi nhiều trong không gian thoáng khí, sạch sẽ, đủ ánh sáng.
  • Tránh cho trẻ vận động mạnh và đảm bảo trẻ được ngủ đủ giấc để nhanh khỏi bệnh.
  • Đảm bảo vệ sinh răng miệng, mũi họng và vệ sinh mắt của trẻ nhằm phòng ngừa biến chứng bệnh sởi.

    Trẻ bị sởi kiêng những gì​?
    Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sởi tại nhà

Giải đáp thắc mắc thường gặp về trẻ bị sởi kiêng gì?

Trẻ bị sởi có nên kiêng thịt gà không?

Thịt gà có thể gây nóng trong người, làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh sởi như sốt, phát ban và ngứa. Hơn nữa, thịt gà còn gây khó tiêu, đầy hơi cho  trẻ.

Trẻ bị sởi có nên kiêng ăn trứng không?

Trẻ bị sởi không cần kiêng trứng hoàn toàn, nhưng nên ăn với mức độ vừa phải. Trứng là nguồn cung cấp protein, vitamin và khoáng chất quan trọng cho sự phục hồi của cơ thể. Tuy nhiên, nếu trẻ có triệu chứng tiêu hóa kém như tiêu chảy hoặc buồn nôn, bạn nên tránh cho trẻ ăn trứng trong thời gian này, vì trứng có thể gây khó tiêu.

Có cần kiêng tiếp xúc với người khác khi trẻ bị sởi không?

Trong thời gian trẻ mắc bệnh, cha mẹ cho bé hạn chế tiếp xúc đặc biệt là trẻ nhỏ khác, phụ nữ mang thai và người có hệ miễn dịch yếu.

Trên đây là những thông tin về trẻ bị sởi kiêng gì mà cha mẹ cần nắm khi chăm sóc trẻ sởi. Điều này sẽ giúp trẻ phục hồi nhanh, tránh biến chứng. Ngoài những thông tin trên,hãy tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để có chế độ chăm sóc phù hợp, đảm bảo sức khỏe lâu dài cho trẻ.