Đăng ký nhận bản tin ngay hôm nay để nhận tin tức mới nhất về quản lý chi phí hiệu quả cho dữ liệu chiến thuật.

Hãy giữ liên lạc

Shopping cart

No products in the cart.

Return To Shop
  • Home
  • Nhi
  • Các giai đoạn phát triển của trẻ theo từng tháng trong năm đầu tiên

Các giai đoạn phát triển của trẻ theo từng tháng trong năm đầu tiên

  • Home
  • Nhi
  • Các giai đoạn phát triển của trẻ theo từng tháng trong năm đầu tiên
Các giai đoạn phát triển của trẻ theo từng tháng trong năm đầu tiên

Trẻ sơ sinh trải qua nhiều thay đổi đáng kể trong năm đầu tiên, từ việc học cách nhìn, khám phá thế giới xung quanh cho đến việc hình thành cảm xúc và gắn kết với cha mẹ. Đây là giai đoạn quan trọng giúp trẻ xây dựng các kỹ năng cơ bản và phát triển trí não. Được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa Nhi – Vương Thị Yến tại Hệ thống Đa khoa Quốc tế Sài Gòn (SIGC), bài viết sẽ cung cấp cái nhìn sâu hơn về các giai đoạn phát triển của trẻ, giúp cha mẹ nắm bắt những cột mốc quan trọng và cách hỗ trợ con mình phát triển một cách toàn diện, từ thể chất đến tinh thần.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh

Trong tháng đầu tiên của cuộc đời, trẻ sơ sinh có thể phản ứng một cách tự nhiên với các yếu tố từ môi trường xung quanh. Ví dụ, bé sẽ quay đầu khi cảm nhận bàn tay chạm nhẹ vào má hoặc nắm lấy ngón tay khi bạn đặt vào lòng bàn tay bé. Ở giai đoạn này, bé có thể nhìn gần các vật thể, nhận biết một số mùi đặc trưng, lắc đầu, và thể hiện nhu cầu thông qua tiếng cười hoặc tiếng khóc. 

các mốc phát triển của trẻ
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng trong năm tuổi đầu tiên

Trong những tháng đầu đời, các dấu hiệu khuyết tật bẩm sinh ở trẻ có thể được phát hiện như nứt đốt sống, các bệnh di truyền như suy giáp, Thalassemia, suy tuyến thượng thận, và các rối loạn do ảnh hưởng của rượu trong thời kỳ thai nhi (fetal alcohol syndrome).

Tổn thương chu sinh có thể xảy ra trong quá trình sinh nở, gây ra các vấn đề như xuất huyết não, sinh ngạt, hoặc gãy xương do chấn thương khi sinh. Ngoài ra, trẻ sơ sinh có thể gặp các bệnh lý nghiêm trọng như suy hô hấp, viêm phổi hoặc viêm màng não.

Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến các giai đoạn phát triển của trẻ, đặc biệt là trong những ngày đầu sau sinh. Theo số liệu của WHO năm 2017, tử vong sơ sinh chiếm 47% tổng số tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt trong 24 giờ đầu tiên.

Các giai đoạn phát triển của trẻ từ 1-12 tháng

Giai đoạn 1: Sự phát triển của trẻ từ 1 – 3 tháng tuổi

Trong ba tháng đầu đời, trẻ sẽ bắt đầu thích nghi với môi trường mới ngoài bụng mẹ. Cơ thể và hệ thần kinh của trẻ đang trong quá trình hoàn thiện dần. Một số thay đổi mà cha mẹ có thể nhận thấy bao gồm:

  • Trẻ bắt đầu có thể cười và phản ứng lại khi được cười cùng
  • Trẻ có thể nâng đầu và ngực lên khi nằm sấp, dấu hiệu cho thấy hệ cơ-xương đang phát triển dần
  • Trẻ chăm chú quan sát những vật thể thu hút sự chú ý
  • Trẻ có thể nắm giữ đồ vật và thường đưa tay lên miệng
  • Trẻ biết theo dõi các vật thể di chuyển trong tầm mắt
  • Trẻ với tay lấy các món đồ mà trẻ bị thu hút hoặc thích.
các giai đoạn của trẻ sơ sinh
Những thay đổi và phát triển của trẻ trong giai đoạn từ 1-3 tháng đầu tiên

Giai đoạn 2: Sự phát triển của trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi

Trong khoảng thời gian từ 4 đến 6 tháng, các giai đoạn phát triển của trẻ diễn ra mạnh mẽ. Trẻ dần học cách khám phá thế giới xung quanh với khả năng cầm nắm linh hoạt và bắt đầu khám phá khả năng ngôn ngữ của chính mình. Ở thời điểm này, bé sẽ:

  • Tự lật người và trườn tới nơi bé muốn
  • Phát ra âm thanh gần giống tiếng nói
  • Cười to thành tiếng
  • Đưa tay lấy đồ chơi và giữ chặt các vật nhỏ, trong tầm mắt
  • Chuyền đồ vật từ tay này sang tay còn lại dễ dàng;
  • Ngồi được nếu có sự hỗ trợ từ cha mẹ.
sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng
Giai đoạn từ 4-6 tháng, trẻ bắt đầu có hứng thú và khám phá thế giới xung quanh

Giai đoạn 3: Sự phát triển của trẻ từ 7 – 9 tháng tuổi

Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu có khả năng khám phá môi trường xung quanh dễ dàng hơn. Bé có thể bò hoặc trườn tới những nơi mà bé muốn khám phá và sử dụng đôi tay để cầm nắm, cảm nhận các đồ vật. Tuy nhiên, bé vẫn cần thêm thời gian để học cách di chuyển tiến hoặc lùi một cách thành thạo. Bố mẹ nên dành nhiều thời gian bên cạnh, dạy bé gọi tên các vật dụng và bảo vệ bé khỏi những thứ có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

chu kỳ phát triển của trẻ sơ sinh
Trẻ bắt đầu có thể bò, trườn tới những nơi trẻ muốn ở giai đoạn phát triển từ 7-9 tháng

Trẻ ở giai đoạn này có thể:

  • Bò hoặc trườn bằng hai tay và đầu gối, đây là bước chuẩn bị cho các bước đi đầu tiên của bé về sau. Một số bé có thể bắt đầu tập đi mà không cần bò trước đó.
  • Ngồi vững mà không cần sự hỗ trợ từ bố mẹ.
  • Phản ứng hoặc đáp lại khi nghe các từ quen thuộc, chẳng hạn như khi bố mẹ gọi tên, khi nghe từ “không” trẻ sẽ dừng lại vì biết không được phép làm điều gì, hoặc đáp lại từ “không” khi trẻ không thích điều gì đó.
  • Bập bẹ những từ đơn giản như ba, mẹ, ông.
  • Cười hoặc vỗ tay khi bé thấy vui vẻ, thích thú.
  • Thích chơi những trò đơn giản như ú òa, vỗ tay, tìm kiếm đồ vật.
  • Bám vào các vật cố định xung quanh để đứng lên.

Giai đoạn 4: Sự phát triển của trẻ từ 10 – 12 tháng tuổi

Khi bé bước vào những tháng cuối của năm đầu tiên, bố mẹ sẽ nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt trong các kỹ năng của trẻ. Trẻ bắt đầu:

  • Cầm nắm thành thạo hơn, có thể sử dụng ngón trỏ và ngón cái để giữ những món đồ nhỏ hoặc phức tạp, ngoài ra trẻ cũng có thể tập cầm muỗng.
  • Nói được những từ đơn giản và rõ ràng hơn, có khả năng nói nhiều hơn và liên tục 2-3 từ.
  • Chỉ vào những món đồ bé thích, thu hút
  • Gọi hoặc kéo áo bố mẹ để thu hút sự chú ý.
  • Bắt chước hành động của người lớn và bố mẹ hoặc hiểu được ý nghĩa của các đồ vật như cầm điện thoại lên tai và nói “alo,” hoặc dùng lược để chải tóc. 

Ở giai đoạn trẻ từ 10-12 tháng tuổi này, bố mẹ cần đồng hành cùng bé trong quá trình tập đi, đảm bảo an toàn cho trẻ và khuyến khích sự phát triển não bộ bằng những phương pháp giáo dục phù hợp với độ tuổi. Các giai đoạn phát triển của trẻ là cơ hội để bố mẹ giúp bé hoàn thiện kỹ năng và khám phá thế giới xung quanh bằng các phương pháp dạy hiệu đại, đa dạng và thích hợp với những giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh.

từng giai đoạn phát triển của bé
Trẻ bắt đầu có sự tiến bộ rõ rệt của các kỹ năng trong cuộc sống ở giai đoạn từ 10-12 tháng

Tham khảo tài liệu chuyên sâu về các giai đoạn phát triển của trẻ của Child Development Associates:

Các phương pháp giúp trẻ phát triển tốt hơn trong những giai đoạn đầu

Dưới đây là một số cách giúp bố mẹ hỗ trợ các giai đoạn phát triển của trẻ trong năm đầu đời:

  • Dành thời gian tiếp xúc với trẻ qua việc ôm ấp, bế và trò chuyện. Hầu hết các bé sơ sinh đều cảm thấy yên tâm và thoải mái hơn khi được ở gần bố mẹ và nghe thấy giọng nói quen thuộc.
  • Trẻ phát triển ngôn ngữ bằng cách nhại lại những âm thanh mà chúng nghe được và thêm từ vào đó. Bằng cách đáp lại và tương tác với âm thanh bé phát ra, bố mẹ sẽ giúp con phát triển khả năng giao tiếp nhanh chóng hơn. 
  • Đọc sách và kể chuyện là phương pháp tuyệt vời để bố mẹ gắn kết với bé, đồng thời giúp bé nhận thức được ngôn ngữ và âm thanh từ sớm.
  • Chơi đùa với trẻ, hát và mở nhạc cho trẻ nghe. Theo các nghiên cứu cho thấy âm nhạc có tác dụng kích thích sự phát triển trí não, hỗ trợ tăng cường trí nhớ và khả năng sáng tạo của trẻ.
  • Luôn khuyến khích và bày tỏ tình yêu thương với bé. Đây là giai đoạn quan trọng để xây dựng mối quan hệ tin cậy và tình cảm vững chắc giữa bố mẹ và trẻ.
  • Dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng cho các giai đoạn phát triển của bé sơ sinh nên bố mẹ đừng quá chú tâm vào cân nặng của trẻ. Hãy chú ý bổ sung các vi chất như sắt, kẽm, lysine, vitamin A và D,… để luôn bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, từ đó hỗ trợ hệ tiêu hóa, nâng cao khả năng hấp thụ dinh dưỡng và cải thiện vị giác cho trẻ.
  • Khi bé bắt đầu bò và khám phá, hãy đưa bé đến những khu vực đồ chơi an toàn và  dạy bé về những đồ vật không an toàn mà bé không nên chạm vào.
  • Bố mẹ cũng cần chú ý chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần của chính mình để có đủ sức chăm sóc trẻ một cách toàn diện và hiệu quả hơn nhé.
sự phát triển của trẻ em qua các giai đoạn
Một số cách ba mẹ có thể tham khảo để hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ trong năm tuổi đầu tiên

Một số của dấu hiệu chậm phát triển ở trẻ 

Chậm phát triển có thể xảy ra khi trẻ không đạt được những cột mốc quan trọng trong các giai đoạn phát triển của trẻ so với bạn bè cùng độ tuổi. Điều này có thể xuất hiện ở các kỹ năng vận động, giao tiếp, nghe hoặc nhìn.

Đối với trẻ sinh non, quá trình phát triển có thể chậm hơn so với trẻ đủ tháng và cần thời gian để bắt kịp. Tuy nhiên, nếu sự chậm phát triển này ở trẻ kéo dài, điều này có thể là dấu hiệu của một vấn đề bệnh lý nghiêm trọng cần được chú ý.

be phat trien theo tung thang tuoi
Hãy đến thăm khám bác sĩ nếu trẻ có dấu hiệu chậm phát triển hơn với bạn bè cùng độ tuổi

Mỗi trẻ có tiến độ phát triển riêng, vì vậy nếu con bạn chưa đạt được một mốc cụ thể, hãy kiên nhẫn. Đừng quá lo lắng nếu trẻ cần thêm thời gian. Nếu vẫn có bất kỳ nghi ngờ nào về sự phát triển, bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ khoa nhi để đảm bảo con bạn phát triển khỏe mạnh.

Những lưu ý khi cho ba mẹ khi chăm sóc con trẻ trong những năm đầu

Trong quá trình theo dõi các giai đoạn phát triển của trẻ, cha mẹ luôn cần chú ý đến sự an toàn về cả thể chất và tinh thần của bé. Dưới đây là một số lưu ý cho cha mẹ trong quá trình nuôi dạy trẻ, đặc biệt là năm đầu đời:

  • Tránh lay lắc mạnh: Xương của trẻ sơ sinh rất mỏng manh, nên nếu bị tác động mạnh có thể dẫn đến tổn thương não, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Đảm bảo nhiệt độ phòng ổn định: Giữ nhiệt độ phòng dễ chịu, đặc biệt khi trẻ ngủ, sẽ giúp giảm nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).
  • Bảo vệ khi ra ngoài: Khi đưa trẻ đi chơi, cha mẹ cần che chắn kỹ và sử dụng ghế an toàn dành riêng cho bé.
  • Không cho trẻ chơi đồ vật nhỏ: Trẻ dễ nhầm đồ chơi nhỏ với thức ăn và có thể vô tình nuốt phải, gây nguy hiểm.
  • Ăn dặm từ từ: Khi bé bắt đầu ăn dặm, hãy cho bé thử những món được nghiền nhuyễn, để tránh tình trạng nghẹn.
  • Tránh khói thuốc và hóa chất: Không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc hoặc mùi hóa chất, điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
  • Giữ các vật dụng nóng xa trẻ: Tránh đặt các đồ dùng có nhiệt độ cao gần trẻ để ngăn ngừa nguy cơ bỏng.
  • Tiêm phòng đầy đủ: Đảm bảo bé được tiêm chủng đầy đủ theo khuyến cáo của Bộ Y tế nhằm bảo vệ trẻ trong suốt các giai đoạn phát triển.
các thời kỳ phát triển của trẻ em
Ba mẹ cần lưu ý một vài điều để đảm bảo an toàn về thể chất lẫn tinh thần cho trẻ trong năm tuổi đầu tiên

Khám phá quá trìnhphát triển của trẻ theo từng tháng trong năm đầu tiên cùng Medical Centric:

Những câu hỏi thường gặp về các giai đoạn phát triển của trẻ 

Trẻ sơ sinh phát triển như thế nào trong 3 tháng đầu?

Trong 3 tháng đầu, quá trình phát triển của trẻ sơ sinh nhanh chóng về thể chất và cảm xúc. Trẻ bắt đầu kiểm soát đầu, nhìn theo các vật di chuyển và bắt đầu cười khi có người nói chuyện. Trẻ cũng phát triển thính giác, biết phản ứng với âm thanh và có thể phân biệt giọng nói của bố mẹ.

Khi nào trẻ biết bò?

Trẻ thường biết bò từ 7 đến 10 tháng tuổi. Đây là dấu hiệu cho thấy hệ thống cơ và xương của trẻ đang phát triển tốt. Việc bò giúp trẻ tăng cường cơ bắp tay, chân và cổ, đồng thời giúp cải thiện sự phối hợp giữa các chi.

Khi nào trẻ bắt đầu nói những từ đầu tiên?

Trẻ thường nói những từ đơn giản như “mẹ” hoặc “ba” khi được khoảng 12 tháng tuổi. Đến 18 tháng, vốn từ của trẻ sẽ tăng lên, và trẻ có thể nói được vài từ khác nhau để diễn đạt nhu cầu hoặc cảm xúc của mình.

Trẻ biết ăn dặm khi nào?

Thông thường, trẻ có thể bắt đầu ăn dặm khi được khoảng 6 tháng tuổi. Đây là lúc hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển đủ để xử lý thực phẩm ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức. Ban đầu, mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn nhuyễn và dần dần chuyển sang thức ăn có độ đặc cao hơn.

Hy vọng qua bài viết trên, phụ huynh đã có thể nắm rõ các giai đoạn phát triển của trẻ,  đây là điều cần thiết để cha mẹ có thể chăm sóc và hỗ trợ bé tốt nhất trong những năm đầu đời. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về sự phát triển của con, hãy tìm đến sự tư vấn chuyên nghiệp từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm. Tại Hệ thống Đa khoa Quốc tế Sài Gòn (SIGC), đội ngũ bác sĩ chuyên khoa luôn sẵn sàng cung cấp những thông tin hữu ích và phương pháp chăm sóc phù hợp cho bé yêu của bạn. Liên hệ với chúng tôi để được đặt lịch thăm khám và nhận tư vấn chuyên sâu về sức khỏe cho trẻ.