Đăng ký nhận bản tin ngay hôm nay để nhận tin tức mới nhất về quản lý chi phí hiệu quả cho dữ liệu chiến thuật.

Hãy giữ liên lạc

Shopping cart

No products in the cart.

Return To Shop

Tổng hợp các cách phòng tránh các bệnh về đường tiêu hoá tốt nhất

Bạn thường xuyên gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, táo bón? Đừng chủ quan bởi những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá những nguyên nhân và cách phòng tránh các bệnh về đường tiêu hoá tốt nhất.

1. Thực trạng bệnh lý đường tiêu hóa tại Việt Nam

Bệnh lý đường tiêu hóa là nhóm bệnh phổ biến đặc biệt là trong điều kiện khí hậu nóng ẩm nhiệt đới như tại Việt Nam. Các bệnh này không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Các vấn đề tiêu hóa thường gặp bao gồm viêm dạ dày – tá tràng, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản, hội chứng ruột kích thích… Nếu không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày hoặc đại trực tràng. Việc chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa khoa học sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh về đường tiêu hóa hiệu quả.

bệnh đường tiêu hóa tại Việt Nam
Thực trạng về bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa tại Việt Nam

2. Các cách phòng ngừa bệnh lý đường tiêu hóa hiệu quả

Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống

Chất xơ có vai trò quan trọng trong việc cải thiện chức năng tiêu hóa và phòng ngừa các bệnh lý đường ruột như táo bón, trĩ, viêm dạ dày hay viêm loét dạ dày. Nên bổ sung chúng vào chế độ ăn uống để cải thiện tình trạng sức khỏe.

  • Chất xơ hòa tan (có trong yến mạch, đậu, chuối, táo) giúp làm mềm phân, cải thiện nhu động ruột và giảm cholesterol xấu.
  • Chất xơ không hòa tan (có trong ngũ cốc nguyên hạt, rau cải) hỗ trợ đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
  • Prebiotics: giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột và tăng cường miễn dịch tránh bị tiêu chảy.
Bổ sung thêm chất sơ
Bổ sung thêm chất sơ vào chế độ ăn

Uống đủ nước mỗi ngày

Uống đủ nước là chìa khóa giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru và giảm nguy cơ táo bón, rối loạn tiêu hóa. Các chuyên gia khuyến nghị mỗi người nên uống 1.5 – 2 lít nước/ngày tùy vào cân nặng và mức độ vận động. Ngoài nước lọc, bạn có thể bổ sung nước bằng các loại sau:

  • Trà thảo mộc (trà gừng, trà hoa cúc) giúp làm dịu dạ dày.
  • Các loại nước uống như nước ép trái cây tươi như bưởi, cam, cà chua, dưa leo để cung cấp thêm vitamin và khoáng chất.
  • Súp và canh rau củ cũng là nguồn nước tự nhiên giúp bổ sung chất xơ và dưỡng chất.
uống đủ nước mỗi ngày
Nên uống đủ nước mỗi ngày

Ăn uống khoa học: Ăn chậm, nhai kỹ và đúng giờ

Thói quen ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Hãy tập trung vào các nguyên tắc sau:

  • Ăn chậm, nhai kỹ giúp kích thích tiết nước bọt, hỗ trợ tiêu hóa ngay từ khoang miệng và giảm tải áp lực cho dạ dày.
  • Ăn đúng giờ, đúng bữa giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định và ngăn ngừa trào ngược dạ dày.
  • Tránh ăn quá no vì dạ dày sẽ phải làm việc quá tải, dễ gây khó tiêu và đầy hơi. Việc này khiến dạ dày khó tiếp nhận chất dinh dưỡng.
ăn uống khoa học
Cần ăn uống khoa học để bảo vệ đường tiêu hóa

Duy trì vận động thể chất thường xuyên

Tập luyện thể dục thể thao không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể mà còn hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Duy trì lối sống năng động sẽ giúp bạn có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh và hạn chế các bệnh lý đường ruột.

  • Đi bộ 30 phút mỗi ngày giúp thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón và cải thiện tiêu hóa.
  • Các bộ môn như yoga, bơi lội, đạp xe cũng giúp giảm căng thẳng, kích thích tiêu hóa và cải thiện lưu thông máu đến các cơ quan tiêu hóa.
  • Sau bữa ăn, hãy đi bộ nhẹ nhàng 10-15 phút thay vì ngồi hoặc nằm ngay để hỗ trợ thức ăn di chuyển dễ dàng hơn trong ruột.
tập thể dục thường xuyên
Cần tập thể dục cũng như vận động thường xuyên

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Vệ sinh thực phẩm là yếu tố quan trọng để phòng ngừa các bệnh đường tiêu hóa do vi khuẩn (virus) và ký sinh trùng gây ra.

  • Lựa chọn thực phẩm tươi sạch từ nguồn cung cấp uy tín. Những loại thực phẩm lên men cũng giúp đỡ cho đường tiêu hóa của bạn.
  • Ăn chín, uống sôi để tiêu diệt vi khuẩn có hại trong thực phẩm. Từ đó cơ thể bạn có thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.
  • Tránh tiêu thụ thực phẩm ôi thiu, kém vệ sinh hoặc chưa nấu chín kỹ như gỏi, tiết canh.
vệ sinh an toàn thực phẩm hàng ngày
Chú ý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hàng ngày

Thay đổi thói quen xấu trong sinh hoạt

Những thói quen xấu có thể làm suy yếu hệ tiêu hóa và tăng nguy cơ mắc bệnh. Hãy hạn chế:

  • Hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích vì chúng gây kích ứng niêm mạc dạ dày và ruột.
  • Thức khuya, ăn uống không đúng giờ làm rối loạn đồng hồ sinh học và ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Khiến cơ thể mệt mỏi và thậm chí buồn nôn khi ăn uống.
các thói quen xấu ảnh hưởng đến đường tiêu hóa
Thay đổi các thói quen xấu ảnh hưởng đến đường tiêu hóa

Thận trọng khi sử dụng thuốc

Việc sử dụng các loại thuốc có thể tiềm ẩn nguy cơ gây tác dụng phụ lên hệ tiêu hóa. Đặc biệt, một số thuốc như kháng sinh, giảm đau… thường có khả năng làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Vì vậy, để hạn chế các vấn đề tiêu hóa, người bệnh cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Sử dụng thuốc đúng cách:

  • Không tự ý dùng thuốc khi chưa được bác sĩ kê đơn, đặc biệt là các loại thuốc điều trị dài hạn hoặc có dược tính mạnh.
  • Nếu có dấu hiệu bất thường sau khi dùng thuốc như đau bụng, tiêu chảy,… cần ngưng sử dụng và thông báo ngay cho bác sĩ.
  • Người có tiền sử hoặc nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa nên hạn chế việc sử dụng thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc hoặc không cần thiết.

Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường ở hệ tiêu hóa như đau thượng vị, ợ nóng, buồn nôn hoặc rối loạn tiêu hóa kéo dài, cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín. Việc tự ý mua hoặc điều trị theo cảm tính không chỉ làm bệnh nặng hơn mà còn tăng nguy cơ kháng thuốc.

Thăm khám bác sĩ
Thăm khám bác sĩ và lưu ý các loại thuốc được chỉ định

3. Những câu hỏi thường gặp

Làm thế nào để nhận biết hệ tiêu hóa đang có vấn đề?

Để nhận biết hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề, ta cần chú ý đến một số triệu chứng phổ biến. Những dấu hiệu này có thể bao gồm: Đầy hơi, đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy, ợ chua,…

Tại sao việc kiểm soát căng thẳng lại quan trọng cho sức khỏe đường tiêu hóa?

Căng thẳng là một phần không thể tránh khỏi trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên khi căng thẳng trở nên mãn tính, nó có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt là đối với hệ tiêu hóa. Khi cơ thể trải qua căng thẳng, nó sẽ kích hoạt phản ứng “chiến đấu hoặc bỏ chạy”. Làm dẫn đến việc sản xuất hormone như cortisol và adrenaline. Những hormone này có thể làm thay đổi cách thức hoạt động của hệ tiêu hóa. Quá trình này gây ra các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón.

Có nên ăn thực phẩm lên men vào thói quen ăn uống để cải thiện đường tiêu hóa không?

Thực phẩm lên men đã được biết đến từ lâu với những lợi ích sức khỏe đặc biệt là trong việc cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa. Những thực phẩm như kim chi, sữa chua,… chứa probiotic tự nhiên, là các vi khuẩn có lợi giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Probiotic có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tiêu hóa. Probiotic giúp cải thiện khả năng tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng.

Hãy áp dụng cách phòng tránh các bệnh về đường tiêu hoá tốt nhất theo chuẩn khoa học. Việc thay đổi lối sống lành mạnh không chỉ giúp bạn có hệ tiêu hóa khỏe mạnh mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống. Cần chú ý đến những dấu hiệu bất thường và chủ động thăm khám để bảo vệ sức khỏe của cả gia đình.