Đăng ký nhận bản tin ngay hôm nay để nhận tin tức mới nhất về quản lý chi phí hiệu quả cho dữ liệu chiến thuật.

Hãy giữ liên lạc

Shopping cart

No products in the cart.

Return To Shop

Ung thư có chữa được không? Các loại ung thư nào có thể điều trị?

ung thư có chữa được không

Ung thư ngày càng trở thành mối lo ngại lớn khi mỗi năm Việt Nam ghi nhận hàng trăm nghìn ca mắc mới, trong đó tỷ lệ tử vong chiếm phần lớn. Đáng chú ý, căn bệnh này không còn “khoanh vùng” ở những người lớn tuổi mà đang dần xuất hiện nhiều hơn ở nhóm trẻ, từ 20 đến 30 tuổi. Điều này khiến không ít người đặt câu hỏi: Ung thư có chữa được không? Loại ung thư nào có thể điều trị thành công? Nếu bạn đang tìm kiếm câu trả lời, SIGC sẽ mang đến những thông tin quan trọng và cần thiết, giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng cũng như khả năng điều trị của căn bệnh này.

Bệnh ung thư có chữa khỏi không?

Ung thư có chữa được không là câu hỏi nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia, bệnh ung thư không có khái niệm chữa khỏi. Thay vào đó chính là khái niệm tỷ lệ sống sót qua 5 năm. Nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu, tỷ lệ người bệnh điều trị thành công có thể đạt trên 80%. 

Ngoài ra, trong lĩnh vực y học, khi một bệnh nhân ung thư đã điều trị và không ghi nhận dấu hiệu tái phát trong vòng 5 năm, điều này thường được xem là dấu hiệu của việc chữa khỏi bệnh. Nguy cơ tái phát trong giai đoạn này rất thấp, mang lại hy vọng lớn cho người bệnh.  

ung thư có chữa được không
Bệnh ung thư có khả năng chữa khỏi thành công lên đến 80%

Các bệnh ung thư có thể có tỉ lệ sống sót qua 5 năm

1. Ung thư vú

Ung thư vú là một trong những loại ung thư thường gặp nhất ở nữ giới. Căn bệnh này bắt nguồn từ sự tăng sinh bất thường của các tế bào ung thư ác tính trong mô tuyến vú, dẫn đến sự hình thành các khối u. Những khối u này có thể phát triển về kích thước và lan rộng, gây xâm lấn các mô xung quanh.

bệnh ung thư có chữa được không
Ung thư vú là loại bệnh có khả năng chữa tương đối cao nếu được phát hiện kịp thời

Hiệu quả điều trị ung thư vú phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại ung thư, giai đoạn phát hiện và mức độ lan rộng của khối u. Khi được phát hiện sớm, khả năng chữa có thể cao nhờ vào các phương pháp như phẫu thuật cắt bỏ khối u, hóa trị, hoặc xạ trị. Ngược lại, nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn di căn, việc điều trị sẽ trở nên phức tạp hơn, và có thể cần đến phương án cắt bỏ toàn bộ tuyến vú. 

2. Ung thư tuyến tiền liệt

Việc phát hiện và điều trị ung thư tuyến tiền liệt từ sớm giúp nâng cao khả năng chữa bệnh. Lý do là vì các tế bào ung thư trong tuyến tiền liệt thường phát triển chậm, ít gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu được can thiệp kịp thời.

Tuy nhiên, khi các khối u lan sang các cơ quan xung quanh, quá trình điều trị sẽ ít hiệu quả hơn. Do đó, sớm phát hiện và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc trả lời câu hỏi: “ung thư có chữa được không”.

Khi xuất hiện các triệu chứng cảnh báo như dưới đây, cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được kiểm tra:

  • Có máu trong nước tiểu hoặc tinh dịch.
  • Khi đi tiểu có cảm giác đau buốt.
  • Gặp khó khăn trong việc cương dương.
  • Đau nhức dai dẳng ở lưng, hông, hoặc đùi.
  • Tiểu đêm, tiểu nhiều lần, hoặc mất tự chủ khi đi tiểu.

3. Ung thư da

Ung thư da là một trong số ít loại ung thư có khả năng được phát hiện dễ dàng bằng mắt thường ngay từ giai đoạn sớm. Nếu phát hiện kịp thời, bệnh có thể được điều trị thành công bằng phẫu thuật. Ngược lại, khi khối u hoặc tế bào ung thư đã lây lan sang các bộ phận khác, việc điều trị sẽ khó khăn hơn và có thể làm giảm khả năng kiểm soát bệnh. 

ung thư chữa được không
Ung thư da là loại ung thư mà người bệnh có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường

Những đối tượng sau cần tầm soát ung thư da thường xuyên để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường:

  • Người mắc bệnh lý về da như bệnh Bowen, viêm da mạn tính, hoặc dày sừng quang hóa.
  • Người có tiền sử gia đình mắc các hội chứng di truyền như xơ da nhiễm sắc, hội chứng Gardne, hoặc hội chứng Torres…
  • Người làm việc ngoài trời trong thời gian dài, thường xuyên tiếp xúc với tia cực tím, bức xạ ion, hoặc các chất phóng xạ.

4. Ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp là một bệnh lý xảy ra khi các tế bào trong tuyến giáp phát triển không kiểm soát, hình thành khối u. Đây là loại ung thư có tỷ lệ sống sót sau 5 năm cao, đặc biệt khi được phát hiện và điều trị ở giai đoạn đầu.

bệnh ung thư có chữa khỏi được không
Ung thư tuyến giáp là một trong những loại ung thư có khả năng chữa khá cao

Trong trường hợp khối u đã phát triển lớn hoặc xâm lấn vào các mô xung quanh, phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp thường được chỉ định. Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần sử dụng thuốc hormone thay thế để duy trì chức năng nội tiết. Hiệu quả điều trị ung thư tuyến giáp vẫn khả quan ngay cả khi khối u đã lan sang các vùng lân cận.

5. Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh lý phổ biến ở phụ nữ. Bệnh thường do virus HPV gây ra và có thể được điều trị hiệu quả nếu phát hiện sớm thông qua các phương pháp sàng lọc như xét nghiệm PAP hoặc HPV. 

Vậy ung thư có chữa được không? Trong trường hợp, bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn sớm,  tỷ lệ sống sót qua 5 năm cao nhờ các phương pháp như phẫu thuật cắt bỏ khối u hoặc xạ trị. Tuy nhiên, nếu bệnh đã tiến triển đến giai đoạn muộn, khả năng điều trị hiệu quả sẽ giảm đáng kể, và bệnh nhân có thể đối mặt với nguy cơ cao về các biến chứng nghiêm trọng. 

6. Ung thư tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn – một trong những loại ung thư được các chuyên gia đánh giá là có tỷ lệ điều trị thành công cao. Theo các chuyên gia, tỷ lệ sống sót trên 5 năm của bệnh nhân sau khi được chẩn đoán ở giai đoạn đầu là khá cao . Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện muộn, tỷ lệ này có thể giảm đáng kể. 

Trong giai đoạn đầu, khối u vẫn giới hạn ở khu vực tinh hoàn và chưa lan rộng sang các cơ quan khác. Lúc này, phương pháp điều trị chủ yếu là phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn bị ảnh hưởng. Đối với một số trường hợp, người bệnh có thể phải thực hiện phẫu thuật ở một hoặc cả hai bên tinh hoàn, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

7. Ung thư hạch

Ung thư hạch là một loại bệnh lý ác tính nhưng có thể chữa khỏi với tỷ lệ sống sót qua 5 năm cao, nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn của bác sĩ, bao gồm chế độ sinh hoạt và chăm sóc đặc biệt. Việc điều trị thường kết hợp giữa hóa trị, xạ trị và đôi khi là phẫu thuật, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ tiến triển của bệnh.

ung thư có chữa khỏi được không
Ung thư hạch là loại ung thư ác tính nhưng nếu phát hiện kịp thời vẫn có thể chữa khỏi

3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh ung thư

Có 3 yếu tố quan trọng quyết định khả năng ung thư có chữa được không: loại ung thư, giai đoạn phát hiện và mức độ đáp ứng của người bệnh với các phương pháp điều trị. Cụ thể như sau:

  • Hiện nay, nhiều loại ung thư có thể được chữa hoàn toàn (có tỷ lệ sống sót qua 5 năm) nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm. Chẳng hạn, ung thư tinh hoàn, u lympho Hodgkin,… với khoảng 7/10 trường hợp được điều trị thành công. Ngoài ra, những loại ung thư như ung thư tuyến giáp và ung thư da thường đạt hiệu quả điều trị tốt khi áp dụng phương pháp phẫu thuật. Đặc biệt, nhiều bệnh nhân mắc ung thư thanh quản đã được điều trị hiệu quả nhờ xạ trị. 
  • Một trong những khó khăn lớn nhất là diễn biến và đáp ứng bệnh ở mỗi bệnh nhân không giống nhau. Điều này khiến cho việc áp dụng cùng một phác đồ cho tất cả các trường hợp trở nên không khả thi. Đồng thời, một phương pháp điều trị thường chỉ phù hợp với một số loại ung thư nhất định. 
  • Ngày nay, nhiều nghiên cứu đang tập trung phát triển các kỹ thuật mới nhằm nâng cao tỷ lệ sống sót qua 5 năm bệnh ung thư. Các phương pháp như phẫu thuật, xạ trị tiên tiến và thuốc đặc trị đang không ngừng được cải tiến để đem lại hiệu quả tốt hơn.
  • Các phương pháp công nghệ sinh học như vaccin chống ung thư, kháng thể đơn dòng, điều trị gen và miễn dịch đang được đẩy mạnh. Đồng thời, các loại thuốc kháng sinh mạch giúp ngăn chặn sự phát triển mạch máu nuôi khối u cũng được kỳ vọng sẽ cải thiện hiệu quả điều trị. 

6 phương pháp điều trị ung thư phổ biến hiện nay

Sau khi đã giải đáp thắc mắc “ung thư có chữa được không”, SIGC sẽ cung cấp cho bạn các phương pháp chữa trị ung thư được áp dụng nhiều nhất hiện nay: 

1. Phẫu thuật

Phẫu thuật là một phương pháp điều trị chủ yếu cho người bệnh ung thư và có thể được áp dụng trong các trường hợp sau:

  • Chẩn đoán ung thư
  • Loại bỏ khối u ung thư khỏi cơ thể.
  • Đánh giá kích thước và mức độ lây lan của bện
  • Giảm bớt các triệu chứng gây khó chịu cho người bệnh
  • Phục hồi, tái tạo các bộ phận của cơ thể (tái tạo vú)

Phẫu thuật có thể tăng tỷ lệ sống sót qua 5 năm ở nhiều loại ung thư, nhưng việc lựa chọn phương pháp nào sẽ phụ thuộc vào từng loại ung thư và giai đoạn phát triển của bệnh.

phương pháp chữa trị ung thư
Phẩu thuật là phương pháp điều trị ung thư phổ biến hiện nay

2. Xạ trị

Xạ trị là phương pháp được áp dụng để tiêu diệt tế bào ung thư và thu nhỏ kích thước khối u bằng các tia phóng xạ năng lượng cao. Phương pháp này được chia thành các loại chính sau:

  • Xạ trị ngoài: Sử dụng nguồn phát tia bức xạ được đặt ở bên ngoài cơ thể người bệnh. Các tia bức xạ sẽ được định hướng chính xác đến vùng có khối u.
  • Xạ trị trong: Đặt nguồn phóng xạ trực tiếp vào bên trong cơ thể, gần với vị trí của khối u để tăng hiệu quả điều trị.

Trong nhiều trường hợp, xạ trị được kết hợp với phẫu thuật hoặc hóa trị, giúp nâng cao tỷ lệ thành công trong điều trị.

Khi ung thư đã lan rộng, xạ trị thường được áp dụng để giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh như:

  • Giảm phù nề do khối u chèn ép lên tĩnh mạch chủ trên.
  • Hỗ trợ giảm đau xương khi ung thư di căn đến xương.
  • Làm giảm đau lưng khi tủy sống bị khối u chèn ép.
  • Cải thiện khó thở do khối u ảnh hưởng đến đường thở.
  • Giảm đau đầu khi ung thư lan đến não.
cách điều trị ung thư
Xạ trị là phương pháp tiêu diệt tế bào ung thư bằng tia phóng xạ năng lượng cao

Xạ trị hoạt động bằng cách tiêu diệt tế bào ung thư trong vùng điều trị. Tuy nhiên, các tế bào bình thường trong khu vực này cũng có thể bị tổn thương, gây ra một số tác dụng phụ. Điểm khác biệt là, trong khi tế bào ung thư không thể tự phục hồi, các tế bào lành mạnh thường có khả năng phục hồi sau quá trình xạ trị.

Xạ trị không chỉ mang lại hiệu quả trong việc điều trị mà còn góp phần giải đáp câu hỏi: “Ung thư có chữa được không?” Tùy thuộc vào loại ung thư, giai đoạn và thể trạng người bệnh, xạ trị có thể giúp kiểm soát bệnh, kéo dài thời gian sống và cải thiện chất lượng cuộc sống.

3. Hóa trị

Hóa trị là một phương pháp sử dụng các loại thuốc đặc biệt nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Tuy nhiên, loại thuốc này cũng tác động đến các tế bàomạnh, dẫn đến nhiều tác dụng phụ như: mệt mỏi, rụng tóc, ăn uống kém, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy hoặc táo bón), giảm các tế bào máu, tăng nguy cơ nhiễm trùng và chảy máu,… Dù vậy, khác với tế bào ung thư, các tế bào khỏe mạnh có khả năng tự phục hồi, và phần lớn các tác dụng phụ sẽ giảm đi khi kết thúc liệu trình điều trị.

điều trị ung thư bằng hoá trị
Hoá trị là phương pháp được áp dụng để hạn chế nguy cơ tái phát bệnh

Hóa trị có thể đóng vai trò như một phương pháp điều trị chính, hoặc được áp dụng sau các phương pháp khác để giảm nguy cơ ung thư tái phát. Ngoài ra, hóa trị còn được sử dụng để làm nhỏ khối u trước khi tiến hành phẫu thuật hoặc xạ trị. Một số trường hợp kết hợp hóa trị và xạ trị để tăng hiệu quả điều trị.

Việc áp dụng hóa trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại ung thư, mức độ nguy cơ tái phát, và khả năng lan rộng. Trong quá trình điều trị, người bệnh sẽ cần thực hiện một số xét nghiệm nhằm đánh giá mức độ đáp ứng với hóa trị. Thuốc hóa trị có thể được đưa vào cơ thể qua tiêm dưới da, truyền tĩnh mạch, hoặc uống.

4. Liệu pháp nhắm trúng đích

Đây là phương pháp giúp nâng cao hệ miễn dịch, kiểm soát sự lây lan của tế bào ung thư hoặc hỗ trợ ngăn ngừa các tác dụng phụ trong quá trình điều trị.

Một số loại thuốc được sử dụng trong liệu pháp này bao gồm:

  • Kháng thể đơn dòng, giúp nhận diện và tấn công tế bào ung thư.
  • Thuốc ức chế tăng trưởng ung thư, ngăn chặn sự phân chia và phát triển của tế bào ác tính.
  • Thuốc ức chế sự tăng sinh mạch, làm gián đoạn nguồn cung cấp máu cho khối u.
  • Vaccine, hỗ trợ tăng cường khả năng miễn dịch để chống lại ung thư.

5. Liệu pháp nội tiết tố

Ung thư có chữa được không? Phương pháp tiếp theo điều trị là liệu pháp nội tiết tố. Hormone là các chất được cơ thể sản xuất tự nhiên, có vai trò điều chỉnh sự phát triển và chức năng của tế bào. Những hormone này được sản sinh từ nhiều cơ quan và tuyến khác nhau, tạo thành hệ thống nội tiết.

Liệu pháp nội tiết tập trung vào việc điều chỉnh hoặc thay đổi cách cơ thể sản xuất và sử dụng một số hormone cụ thể. Đây là phương pháp thường được áp dụng trong điều trị ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Tùy thuộc vào từng loại ung thư, bác sĩ sẽ lựa chọn liệu pháp nội tiết phù hợp với từng bệnh nhân.

Các liệu pháp này có thể được thực hiện thông qua đường uống hoặc tiêm. Tác dụng phụ sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng loại thuốc, bao gồm: đau khớp, đau cơ, mệt mỏi, hoặc đau đầu…

6. Tế bào gốc

Tế bào gốc là dạng nguyên sơ nhất của tế bào máu, từ đó các tế bào máu khác phát triển. Chúng được tạo ra từ tủy xương, một phần mô mềm nằm bên trong xương.

Có hai hình thức ghép tế bào gốc chính:

  • Ghép tự thân: Sử dụng tế bào gốc của chính người bệnh sau khi trải qua hóa trị liều cao.
  • Ghép dị thân: Lấy tế bào gốc từ người hiến tặng.
6 phương pháp chữa ung thư
Ghép tế bào gốc là phương pháp điều trị để tạo ra tuỷ mới và nâng cao hệ miễn dịch chống lại ung thư

Phương pháp ghép dị thân thường được áp dụng để điều trị các bệnh như ung thư hạch bạch huyết (lymphoma) hoặc bệnh bạch cầu (leukaemia). Đôi khi, liệu pháp này cũng được sử dụng cho các bệnh lý khác liên quan đến tủy xương hoặc hệ thống miễn dịch.

Mục tiêu của ghép tế bào gốc từ người hiến là thay thế tủy xương và tái thiết lập hệ miễn dịch cho người bệnh. Phương pháp này giúp cung cấp một nguồn tủy mới khỏe mạnh và tạo ra khả năng miễn dịch để chống lại tế bào ung thư.

Những câu hỏi thường gặp về ung thư có chữa được không?

1. Những loại ung thư nào có khả năng chữa khỏi cao?

Một số loại ung thư có tỷ lệ sống sót qua 5 năm cao khi phát hiện sớm, như ung thư da (melanoma), ung thư tuyến giáp, ung thư tinh hoàn và ung thư vú giai đoạn đầu.

2. Thời gian sống của bệnh nhân ung thư kéo dài bao lâu sau điều trị?

Thời gian sống phụ thuộc vào loại ung thư, giai đoạn phát hiện và phương pháp điều trị. Với công nghệ y học hiện đại, nhiều bệnh nhân có thể sống thêm hàng chục năm sau khi điều trị thành công.

3. Ung thư di căn có chữa được không?

Ung thư di căn rất khó chữa trị hoàn toàn, nhưng các phương pháp như hóa trị, xạ trị và liệu pháp nhắm trúng đích có thể giúp kiểm soát bệnh và kéo dài thời gian sống. Điều trị sớm mang lại hiệu quả tốt hơn.

Hy vọng qua bài viết, bạn đã tìm được lời giải đáp cho thắc mắc ung thư có chữa được không. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời là yếu tố then chốt giúp nâng cao cơ hội chữa trị bệnh. Hãy chủ động thăm khám định kỳ để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

Tại Hệ thống Đa khoa Quốc tế Sài Gòn (SIGC), bệnh nhân ung thư được tiếp cận với các phương pháp điều trị hiện đại và đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao. Trung tâm đầu tư trang thiết bị tiên tiến, áp dụng các phác đồ điều trị theo tiêu chuẩn quốc tế, mang lại cơ hội hồi phục tốt nhất cho người bệnh. Đặc biệt, SIGC còn hỗ trợ chăm sóc toàn diện, cá nhân hóa từng trường hợp, giúp bệnh nhân luôn cảm thấy an tâm và được đồng hành trong suốt quá trình điều trị. Hãy liên hệ với SIGC ngay hôm nay để được tư vấn và thăm khám kịp thời.